Quy trình làm Animation: Animatic là gì?

 
 

Animatic là một bước quan trọng trong quy trình thực hiện Animation, để chắc chắn câu chuyện, ý tưởng, hình ảnh, âm thanh và chuyển động được hiểu bởi tất cả mọi người trong đoàn phim và khách hàng trước khi bắt tay vào sản xuất. 


red-cat-academy-animatic_ff715c706c3e4e46b97f1c4c073cfc7f.jpg

Animatic giúp tiết kiệm thời gian giải thích ý tưởng và nếu có cảnh (frame) nào không phù hợp hay cẩn chỉnh sửa, chúng ta dễ dàng phát hiện kịp thời. Hãy xem thử ví dụ dưới đây nhé!

Còn bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu về các phần mềm học Animation.

Từ Storyboard đến Animatic

Storyboard: Nói đơn giản, storyboard giúp cho người xem có thể hiểu được ý tưởng và câu chuyện của bạn một cách trực quan và rõ ràng nhất thông qua những hình vẽ liển mạch và có nghĩa. Các hoạ sĩ storyboard không chỉ là những bậc thầy trong việc sử dụng hình ảnh mà họ còn kể chuyện rất giỏi. Để biết được bạn phải học gì để có thể trở thành một hoạ sĩ storyboard thì xem ở đây nhé: Animated Bootcamp

image__5_ (1).png

Animatic: Sau khi bạn đã hài lòng với storyboard của mình, từng khung hình được tách ra, được làm chuyển động đơn giản theo lời thoại (tuỳ dự án có thể không có lời thoại). Với Animatic, bạn có thể dự trù khoảng thời gian cho từng hành động hay phân cảnh. Điều này quan trọng nếu phim của bạn bị giới hạn trong một khoảng thời gian như 30s, 60s thì bạn phải chắc chắn người xem hiểu được hết từng thông điệp bạn muốn truyền tải ở mỗi khung hình. Hãy cùng xem một đoạn Animatic khác do đội ngũ Red Cat Motion thực hiện nhé

Tùy quy mô của phim animation, trong quy trình làm việc sẽ có hoặc không có Animatic. Thông thường animatic rơi vào giai đoạn tiền sản xuất (Pre-production) trước khi mọi người bắt tay xây dựng hình ảnh đồ họa, hoặc trước khi dựng các mô hình 3D để làm Animation.

Animatic vs Animation

Animatic không phải là Animation nên bạn cố gắng đừng làm Animatic lâu quá. Thông thường, sau khi đã vẽ xong storyboard, các hoạ sĩ sẽ ghép các khung hình lại, vẽ thêm một vài frame bổ sung hành động nếu cần và kết hợp với âm thanh để làm Animatic. Nếu chưa hiểu thì hãy xem ví dụ dưới đây nhé.

Tại sao nên làm Animatic?

 Hư cấu tí nhé! Tưởng tượng ban đang sắp đạo diễn bộ phim bom tấn Iron Man III với kinh phí nhiều triệu USD. Cầm kịch bản trên tay, bạn có thể hình dung những hình ảnh trong đầu nhưng làm sao để giải thích tất cả mong muốn của bạn cho diễn viên dễ hiểu? Làm sao những công ty sản xuất hậu kỳ biết được họ sẽ làm gì? Làm sao để tất cả mọi người trong đoàn phim làm việc ăn ý với nhau? Làm sao bạn chắc chắn khán giả không bị mất phương hướng khi xem phim?... Và còn nhiều câu hỏi khác nữa nhưng nhiêu đây đủ để các bạn thấy việc đầu tư vào Animatic là hoàn toàn xứng đáng. Hãy cùng xem một đoạn Animatic trong phim bom tấn Iron Man 3 nhé.

Trong các dự án quảng cáo TVC (quảng cáo trên truyền hình) lớn khi mà kinh phí sản xuất và chi phí phát sóng ngốn rất nhiều tiền, có khi lên đến hàng tỉ đồng, chúng ta cần chắc chắn chi phí bỏ ra phải xứng đáng. Nhiều công ty sẵn sàng chi tiền để làm animatic cho ý tưởng của mình và thử nghiệm với một nhóm khách hàng mục tiêu focus group) để xem họ những phản hồi của họ. Nếu những phản hồi tích cực chiếm đa số, họ sẽ sản xuất TVC đó. Nếu không thì ... làm cái mới. Nghe có vẽ tốn kém nhưng vẫn sẽ rẻ hơn con số hàng tỉ cùng những chuỗi thất bại sau đó. Ngoài ra, TVC thường bị hạn chế về thời lượng như 15s, 30s hoặc 60s nên animatic cũng góp phần giúp canh thời lượng từng phân cảnh và của toàn bộ TVC một cách chính xác.

Animatic vs Previz(s)

Đừng nhầm lẫn giữa Previz và Animatic. Bạn có thể nghe hai từ này được sử dụng khá nhiều và qua lại cho nhau. Mặc dù cả hai đều dùng để truyền đạt ý tưởng, câu chuyện, hình ảnh, bố cục nhưng khi nhắc đến Previz, người ta liên tưởng ngay đến ngành công nghiệp 3D/VFX. Previs xây dựng ý tưởng cũng như các cách chuyển động camera trong các phần mềm 3D trước khi đạo diễn quay thiệt bên ngoài. Cùng xem thử ví dụ sau nhé.

Chất lượng Animatic?

 Chất lượng của animatic tùy vào yêu cầu của từng dự án. Đối với những dự án nhỏ, nếu bạn chỉ muốn thể hiện ý tưởng, canh thời lương (timing), thử voice, nhạc hay âm thanh thì bạn có thể vẽ những khung hình đơn giản rồi dùng các phần mêm như After Effect, Premiere để làm chuyển động cho những khung hình đó.

Đối với những dự án lớn như TVC cần phải quay diễn viên thật, animatic được đầu tư chỉnh chu từ những hình vẽ chi tiết, được tô màu cho đến những chuyển động nhỏ và quan trọng. Animatic càng chính xác bao nhiêu thì việc trình bày ý tưởng trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu.

Hy vọng bài viết này của Red Cat Academy giúp bạn không quên làm Animatic trong quy trình sáng tạo của mình nhé. Rất may là dù học khóa học Tư Duy nào tại Red Cat Academy thì bạn đều được học Storyboard và Animatic hết đó.