Học Animation thì cần phần mềm nào?

 
 

"Em biết Photoshop rồi thì có làm Animation được hay không?" hoặc "Học phần mềm gì để làm Animation vậy Red Cat?" là những câu hỏi mà học viện nhà Báo nhận được thường xuyên luôn. Hãy cùng Red Cat Academy tìm hiểu!


Nhiều bạn hỏi mình rằng muốn học Animation thì cần thông thạo phần mềm nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định rõ lựa chọn của mình: Motion Graphics hay Character Animation? Hai khái niệm này tuy có nhiều điểm giống nhau; tuy nhiên, các phần mềm được sử dụng lại khác nhau đấy. Nếu vẫn chưa phân biệt được, bạn hãy tìm hiểu thêm tại link này nhé!

Đầu tiên, việc nắm vững kiến thức animation cơ bản là vô cùng quan trọng vì đây sẽ là nền tảng giúp bạn tạo nên những chuyển động vừa mượt, vừa có hồn dù bạn đang dùng phần mềm nào. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định nên sử dụng phần mềm nào, bạn nên tham dự các khóa học Animation căn bản trước nhé!

Vậy học Animation căn bản là học những gì? Cụ thể, sau khi học bạn sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa các dạng chuyển động, sự khác nhau giữa Motion Graphics và Animation, hiểu về quy trình làm việc, học các phương pháp tư duy sáng tạo, nguyên lý Animation và cách ứng dụng các nguyên lý đó và học vẽ. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng các chuyên gia Animation đều phải luyện tập cả 5, 6 năm mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức này đó!

sbqehz8ajizxqgz7pawnxc-650-80.jpg

Còn bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu về các phần mềm học Animation.

1. Character Animation

Bạn có thể thiết kế nhân vật trên giấy theo cách truyền thống hay dùng các phần mềm hiện đại hơn trên máy. Tuy nhiên, các phần mềm này đòi hỏi người dùng có kỹ năng vẽ và kiến thức hình họa thật tốt.

red-cat-academy-animated-storyboard-bootcamp-hanoi-6_grande (1).jpg
dove_boy_grande.jpg
ro9-character-design_grande.jpg

Illustrator, Photoshop, Toonboom sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp bạn vẽ dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu bạn không có căn bản về vẽ thì dùng phần mềm này cũng không giúp bạn vẽ đẹp hơn đâu nhé.

Trong Character Animation, hẳn bạn sẽ dễ dàng thấy những tác phẩm được thực hiện ở định dạng 2D hay 3D.

  • Các nhân vật trong 2D sẽ được diễn xuất bằng phương pháp truyền thống (frame by frame), nghĩa là cùng một nhân vật nhưng vẽ mỗi frame hình có sự thay đổi nhỏ trong chuyển động rồi sau đó nối các frame hình lại liên tục để tạo ra ảo giác về nhân vật chuyển động liên tục. Hãy sử dụng phần mềm Animator và Toonboom để bắt đầu. Một số hoạ sĩ dùng cả Photoshop để vẽ đấy.

Công cụ mới này làm cho việc vẽ đường cong trở nên dễ dàng hơn

Công cụ mới này làm cho việc vẽ đường cong trở nên dễ dàng hơn

  • Về mảng 3D, Maya là một trong những phần mềm được dùng phổ biến. Đây cũng là phần mềm được hãng Dreamworks sử dụng để tạo ra các thước film 3D ảo diệu.

The-Making-Of-How-To-Train-Your-Dragon-2-c.jpg

2. Motion Graphics

Trước khi bắt đầu thực hiện Motion, bạn cần hiểu rõ về Graphics là gì trước đã. Illustrator là một phần mềm được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế đồ hoạ (bên cạnh Corel Draw hay Affinity). Bạn hoàn toàn có thể tự học Illustrator mà không cần phải đi ra bất kỳ trung tâm hay trường lớp nào cả. Red Cat đã chuẩn bị một danh sách tự học vẽ bằng Illustrator cho bạn: TỰ HỌC VẼ

Tương tự Character Animation, Motion Graphic cũng phân ra 2D và 3D:

  • Để tự học 2D, bạn có thể bắt đầu với phần mềm After Effect, vốn rất phổ biến hiện nay.

Đây là bài tập của các bạn học viên Red Cat Academy được diễn xuất bằng phần mềm After Effects đó.

  • Còn 3D thì có phần mềm C4D đang là ‘trend’ trong cộng đồng thiết kế Việt Nam. Ngoài ra còn những phần mềm 3D khác như 3Dsmax, Soft lmage,… được sử dụng bởi nhiều studio hàng đầu. Hãy thử xem một ví dụ dưới đây do các giảng viên Red Cat Academy thực hiện nhé. Bên trái là những chuyển động 2D được vẽ bằng Illustrator và làm chuyển động trong After Effects. Còn bên phải là phần 3D animation và Motion được thực hiện hoàn toàn bằng C4D đó các bạn.

Adobe, Autodesk, Toonboom,… là những hãng xây dựng các phần mềm thiết kế uy tín và phổ biến mà bạn có thể vào website của họ và tìm hiểu thêm. Để lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình nhất, các bạn hãy kiên nhẫn sử dụng thử từng loại và đánh giá theo trải nghiệm riêng của mình.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn tìm được phần mềm phù hợp cho công việc của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những phần mềm này chỉ là vũ khí cho các nhà thiết kế thôi, mấu chốt quyết định thành công vẫn nằm ở nền tảng kiến thức và tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân. Hẹn gặp lại các bạn ở những chuyên đề kế tiếp.