Title Sequence: Miền đất hứa cho dân thiết kế sáng tạo

 
 
_title_sequence_180115_407x251_preview_de4bb9c6750f4af3a823ed15472cc858.jpeg

Nếu bạn là một fan to bự của thể loại siêu anh hùng thì chắc hẳn bạn không thể không biết đoạn Opening của phim Daredevil với hơn 3 triệu lượt view trên Youtube. Nhưng hôm nay Red Cat sẽ không chuyển nghề đi review phim dạo mà tập trung nói về tittle sequence, thứ tạo ra những đoạn opening (hoặc ending) ấn tượng như vậy.

Đoạn opening ấn tượng của series phim truyền hình Daredevil

Đoạn opening ấn tượng của series phim truyền hình Daredevil


Vậy chính xác Title Sequence là gì?

Theo Wikipedia: Title Sequence (hay còn gọi là đoạn mở đầu hoặc giới thiệu) là cách mà các chương trình truyền hình hay phim điện ảnh thường dùng để giới thiệu tiêu đề, nhà tài trợ và diễn viên bằng các hình ảnh kết hợp với âm nhạc. Có nhiều cách thể hiện Title Sequence ví dụ như live action, animation, motion graphic, hình ảnh tĩnh…

Quay trở lại lịch sử, ban đầu title sequence chỉ được làm rất đơn giản với mục đích giới thiệu phim, tên diễn viên tham gia, đạo diễn... Nhưng rồi các nhà sản xuất cũng nhận ra tầm quan trọng của title sequence trong storytelling, thế là bùm, nó trở thành một phần được đặc biệt chú ý và đầu tư kĩ càng. Các đoạn title sequences mở đầu phim có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là xây dựng cảm xúc và truyển cảm hứng cho khán giả, kích thích cũng như là dẫn dắt câu chuyện.

Hồi đó Title Sequences đơn giản lắm, giờ đỡ nhiều rồi.

Hồi đó Title Sequences đơn giản lắm, giờ đỡ nhiều rồi.

Title Sequence đã trở thành một hương vị không thể thiếu trong tất cả phim điện ảnh. Nó như món khai vị khiến khán giá phải tò mò, hào hứng không biết bộ phim sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng cũng là món tráng miệng làm khán giả phải xúc động, pha chút tiếc nuối khi bộ phim kết thúc và dành những lời tri ân cho đội ngũ làm phim đã tạo ra một sản phẩm tuyệt vời.

Lấy ví dụ như phim 007 Spectre thì đoạn title sequence (chuỗi hình ảnh diễn ra trong đoạn title) ấn tượng với những sắc vàng óng ánh, vòi bạch tuộc cùng giọng ca đầy nội lực và mê hoặc của danh ca Sam Smith đã tạo nên những ấn tượng ban đầu rất tốt.

Ngoài ra, một đoạn title sequence tốt sẽ dễ dàng đi vào tâm trí khán giả hơn. Chẳng hạn như chỉ cần nghe tiếng hay hình ảnh là họ sẽ nhớ đến bộ phim ngay lập tức.

Nhìn hình ảnh nãy bạn có đoán ra được đây là bộ phim gì không?

Nhìn hình ảnh nãy bạn có đoán ra được đây là bộ phim gì không?

Một vài dạng title sequence ấn tượng thường gặp trên màn ảnh.

Giờ đây Title Sequence không hề có giới hạn cho sự sáng tạo. Từ live-action như đoạn opening của bộ phim Deadpool, cho đến việc sử dụng 2D,3D Animation cho đoạn ending của Jungle Book. Tuy nhiên vẫn có những đoạn title sequence ấn tượng nhưng đơn giản, được xây dựng bởi những đạo diễn thiên tài. Và đây là 3 trong số đó.

Với phong cách vẽ bóng (silhouettes) kết hợp cùng Typography. Catch Me If You Can thật sự gây được sự tò mò từ phía khán giả:

Nếu bạn đã coi qua (còn chưa thì nên coi nhé!) bộ phim Catch me if you can của hai ngôi sao điện ảnh Tom Hanks và Leonardo DiCaprio thì chắc hẳn vẫn còn ấn tượng với đoạn Opening của bộ phim này. Sử dụng một thước phim hoạt hình để kể chuyện, kết hợp với đó là phong cách vẽ bóng (Silhouettes) và Typography khiến cho người xem có cảm giác tò mò và muốn khám phá xem câu chuyện bên trong của bộ phim diễn ra như thế nào.

Việc chuyển đổi màu sắc giúp minh hoạ cho sự chuyển tiếp vị trí này sang vị trí khác. Điều này khiến cho đoạn opening Catch me if you can thêm phần sinh động.

Đơn giản nhưng đầy ẩn ý. The Panic Room đã khơi dậy cảm xúc của khán giả ngay từ khi bắt đầu:

Đôi lúc bạn không cần bắt buộc phải sáng tạo một đoạn Title Sequence riêng biệt mà nó có thể là một phần nằm trong bộ phim để tạo cảm xúc và mở đầu bộ phim. Có thể là những địa điểm diễn ra câu chuyện trong phim như cách mà The Panic Room sử dụng.

Đoạn opening của The Panic Room là một ví dụ điển hình.

Đoạn opening của The Panic Room là một ví dụ điển hình.

Chỉ cần sử dụng font chữ Helvetica kèm theo cái âm nhạc rờn rợn. Cho dù không thấy mặt tên sát nhân thì đoạn opening của Se7en cũng đủ làm người xem cảm thấy bất an:

Nhiều phim bạn sẽ thấy phần title sequences cực kỳ đơn giản. Chì là một vài cảnh quay kết hợp với text. Ủa họ thiếu kinh phí hả??? Không không, ý đồ của đạo diễn cả đấy =)).

Se7en, một bộ phim trinh thám với đoạn opening hết sức kinh dị.

Để làm chủ Title Sequence, bạn cần phải biết những gì?

Đầu tiên bạn phải nắm vững typography bởi đây là một yếu tố tối quan trọng. Thông thường các nhà thiết kế mới “chân ướt chân ráo” vào nghề thường tính đến typography sau cùng nhưng trong title sequence, đây là thành phần thiết kế quan trọng và phải được tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu. Một lưu ý là đừng cố gắng sử dụng nhiều hơn 3 kiểu chữ trong một video, bởi nó sẽ khiến đoạn title sequence của bạn lộn xộn, thiếu sự chuyên nghiệp. 

Tiếp theo đó là Kinetic Typography. Không chỉ đơn thuần là chữ được làm chuyển động mà trong Title Sequence đó chính là linh hồn. Bạn sẽ phải đau đầu làm sao cho kiểu chữ và các hình minh hoạ được sắp xếp hợp lý trên một bố cục. Đồng thời những yếu tố đó phải hoà hợp với chuyển động và âm thanh sao cho có nghĩa, tạo ra cảm xúc cho người xem. Và đặc biệt quan trọng là phải kể được câu chuyện cũng như cung cấp thông tin đến cho khản giả. Để làm được điều đó rất khó nhưng không phải là không có cách. Red Cat sẽ giới thiệu cho bạn một số trang web chuyền cảm hứng cũng như là các kiến thức để học:

Bạn có thể xem qua tutorial do anh Leo Dinh, founder của Red Cat Motion hướng dẫn về Kientic Typography:

Còn đây là một số trang web truyền cảm hứng cho các bạn:

http://www.creativebloq.com/typography/examples-kinetic-typography-11121304

http://www.artofthetitle.com/titles/

Bộ sưu tầm các Tittle từ trước tới giờ:

http://annyas.com/screenshots/updates/big-trail-1930-john-wayne/

Bạn cũng nên bổ sung cả kiến thức về 2D, 3D và VFX nếu muốn trở thành một title designer giỏi. Title sequence có thể là 2D, 3D và lồng ghép với live action.

Một đoạn title sequence được thực hiện bởi học viên của Red Cat Academy. Với cách kể chuyện 2D Animation, thật sự cuốn hút ngày từ phút đầu, đúng không mọi người?

Những kiến thức liên quan đến Graphics cũng rất quan trọng. Bạn cần phải ‘master’ về layout, frame trong phim. Bởi công việc của bạn không chi chọn font chứ mà còn phải tìm kiếm một background phù hợp. Liệu một background đơn giản đơn sắc hay một background chi tiết, nhiều màu sắc sẽ tốt hơn với câu chuyện. Và phải luôn đặt câu hỏi nếu đặt chứ vào nền liệu chữ có bị chìm không??? Thật sự rất rắc rối nếu bạn không vững về Graphics đấy.

Ngoài ra, bạn cũng phải biết một số công cụ biên tập và chỉnh sửa video. Chúng có thể giúp bản xây dựng một đoạn title sequence đơn giản từ các mẫu được lập trình sẵn. Có một điều thú vị, các phần mềm chỉnh sửa mới, hiện đại có thêm rất nhiều lựa chọn hay ho cho bạn thoả sức sáng tạo. Tuy nhiên, bạn không cần phải giới hạn bản thân vào các ứng dụng biên tập, các title sequence hoàn toàn có thể được tạo ra trong các chương trình như Adobe After Effects, Adobe Illustrator hoặc Adobe Photoshop. Nghe có gì đó hơi sai sai, tuy nhiên hoàn toàn có thể đấy và khi làm quen thì các phần mềm này không thua kém bất kỳ ứng dụng biện tập video nào đâu. 

Hãy nhớ rằng, Title Sequence là một đoạn opening hoặc một đoạn ending và là phần không thể thiếu trong phim. Nếu như Title Sequence quá tệ, quá dài sẽ khiến cho khán giả có thể tụt mood và ra về ngay cả khi chưa bước vào bộ phim. Vậy nên, hãy hiểu bộ phim, đặt mình vào vị trí khán giả và khiến khán giả hứng thú với những điều bất ngờ.